NGUYÊN NHÂN GÙ CẬN TỪ TƯ THẾ NGỒI HỌC CHƯA ĐÚNG CỦA HỌC SINH
NGHIÊN CỨU BỞI BÀN HỌC THÔNG MINH ESCA
GÓC NHÌN THUẬN LỢI CHO MẮT KHI HỌC TẬP
Đối với cả người lớn và trẻ em, góc nhìn phù hợp với thị lực của mắt là góc 30
độ so với phương ngang của hướng nhìn.
Tại các phân tích sau đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ bằng các nghiên cứu
nhân trắc học cho học sinh lớp 3, chiều cao trung bình là 1,32m.
Bàn học trong các hình phân tích không mô phỏng bất kỳ thương hiệu
nào đang có trên thị trường. Hình vẽ mang tính minh họa.
TƯ THẾ NGỒI HỌC SAI PHỔ BIẾN
Sau một thời gian ngồi học, các em học sinh thường ngồi sai tư thế theo 2 hướng
phổ biến:
Hình 1. Học sinh nghiêng người về phía sau để hạn chế việc mỏi
lưng. Tư thế này sẽ làm tăng mỏi vai gáy, mắt điều tiết quá nhiều với góc nhìn
chéo lớn.
Hình 2. Học sinh rướn người cúi đầu học bài. Tư thế này mắt sẽ có
góc nhìn dễ nhận diện, nhưng lại gây nên việc mỏi cơ lưng và vai gáy.
TƯ THẾ ĐỂ CHÂN SAI KHI NGỒI HỌC
Hình 1. Học sinh đung đưa chân khi ngồi học, việc này gây mất tập trung
và cũng
ảnh hưởng đến thị lực của mắt khi rung người
Hình 2.Học sinh để chân trên ghế ngồi. Thường thì tư thế
này sẽ dẫn
đến việc gập đầu gối và gây mỏi cơ chân. Phụ huynh cũng lưu ý rằng học sinh
không tựa lưng khi ngồi viết, do vậy tựa lưng ghế không giúp các em ngồi đúng tư
thế hơn khi viết bài.
Hình 3. Gợi ý vị trí để chân đúng không gây mỏi cơ khi học tập
NGUYÊN NHÂN GÙ CẬN THỤ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Đâu đó các bạn có thể đã nhìn thấy những gợi ý về cách ngồi tương tự như
trong hình 1. Chúng tôi sẽ phân tích nguyên nhân gù cận thụ động ngay
trong tư
thế được gợi ý là đúng cách này.Với mặt bàn không có độ dốc mắt các bé sẽ phải
điều tiết liên tục do góc nhìn chéo gây nên.Hình 2. Các bạn hãy cùng
chúng tôi
làm một thử nghiệm nho nhỏ nhé, bạn hãy để nguyên một cuốn sách (hoặc điện
thoại) trên mặt bàn, ngồi thẳng lưng và bắt đầu đọc tài liệu mà xem, không quá
10 phút mắt bạn sẽ rất mỏi vì phải điều tiết góc nhìn chéo. Khi đó, bạn phải
rướn người về phía trước, hoặc là phải dùng tay nghiêng cuốn sách (điện thoại)
vuông góc với hướng mắt nhìn để hạn chế mỏi mắt. Vậy mà, trẻ em hiện nay phải
học nhiều giờ liên tục với tư thế gây căng thẳng cho mắt như vậy đấy.
Thực tế, các bé sẽ có xu hướng rướn người về phía trước để có góc
nhìn thuận lợi hơn tới sách và vở.Hình 3. Trong tư thế này dưới tác động
của
trọng lực, học sinh sẽ nhanh chóng bị mỏi cơ lưng và vai gáy.
Theo cơ chế tự nhiên, cơ lưng và vai gáy của học sinh trùng xuống thụ
động.Hình 4. và do đó các bé nhìn với khoảng cách rất gần. Mắt sẽ điều
tiết võng
mạc lồi
ra để tiếp thu các hình ảnh gần, lâu dần gây nên việc gù và cận thị, hay các tật
khúc xạ khác về mắt.
HỌC SINH KHÔNG CÓ NHU CẦU CÚI GÙ THỤ ĐỘNG KHI ĐÃ CÓ GÓC NHÌN TỐT
Hình 1. Học sinh học với bàn không có mặt phẳng nghiêng
Hình 2. Tư thế ngồi học đúng toàn thân với mặt phẳng nghiêng theo
gợi ý
của ESCA
✔ Các phụ huynh lưu ý khi lựa chọn trang bị bàn có mặt phẳng nghiêng
cho trẻ em: Dù mặt bàn nghiêng nhưng mép bàn khu vực sát chỗ ngồi của các
em, nên có một phần mặt phẳng để các em tỳ tay viết, hạn chế mỏi tay khi
ngồi học. Mép phẳng này cũng giúp các em để dụng cụ học tập tiện lợi khi
nâng hạ mặt bàn
✔ Khi học, trẻ em ngồi thẳng lưng và ngực nên tiến sát với mép bàn để có thể
ngồi học thoải mái đúng tư thế.
SỰ CẦN THIẾT VIỆC TRANG BỊ BÁNH XE CHO GHẾ NGỒI CỦA HỌC SINH
Như các bạn thấy ở đây, ghế được đẩy sâu vào dưới mép bàn từ 5-10cm sẽ giúp học sinh có tư thế ngồi thoải mái hạn chế việc rướn và cúi người khi học. Việc đẩy sát ghế dưới bàn học cũng giúp cho phần tiếp xúc với ghế ngồi lớn hơn, hạn chế mỏi cơ đùi cho học sinh.
Tuy nhiên, giữa ghế và bàn lại cần có một khoảng cách để học sinh lách người vào
trước khi ngồi xuống học
Nếu ghế không có bánh xe, sau khi ngồi xuống, học sinh sẽ rất khó
khăn kéo ghế tiến về phía trước sát với bàn để có tư thế ngồi thoải mái hơn. Đây
cũng là lý do mà tất cả các ghế ngồi làm việc tại văn phòng cần có bánh xe là vì
vậy.